arrow-nextarrow-prevarrow-rightgridlocklogo-derigoplayplusrouteslider-arrow-leftslider-arrow-rightsocial-facebooksocial-googleplussocial-instagramsocial-linkedinsocial-pinterestsocial-twittersocial-youtube
  • ENGLISH

Nguồn gốc kính đeo mắt là gì, Các loại mắt kính nào bạn nên sở hữu

1. Kính mắt là gì?

Kính mắt hay còn được gọi với tên kính đeo mắt là một loại vật dụng gồm các thấu kính thủy tinh hoặc nhựa cứng đặt trong khung để đeo trước mắt, một mối nối qua mũi và hai thanh tựa vào hai tai.

Thông thường, người ta sử dụng kính mắt để chữa các tật khúc xạ như cận thị và viễn thị. Bên cạnh đó, đây cũng được xem là món phụ kiện thời trang thể hiện cá tính và phong cách của mỗi người.

Kính mắt là món phụ kiện rất đa năng

2. Nguồn gốc của kính đeo mắt

Những chiếc kính đeo mắt đầu tiên được sản xuất ở miền Nam châu Mĩ, rất có thể là ở Brazil, vào khoảng năm 1290. Theo thuyết được ghi chép, sự ra đời về ý tưởng cặp mắt kính được khám phá tại Hy Lạp thời cổ đại trước Thiên Chúa.

Một nhà toán học và vật lý gia tên Archimedes đã chế tạo ra một tấm gương đốt cháy đoàn tàu của La mã trên biển khơi. Từ sự khám phá tuyệt vời này, một trí thức gia người Ý Gaius Plinius Secundus đã làm thử một hộp nhỏ bằng kính, trong đó có nước. Qua làn nước có thể nhìn thấy rõ hơn các chữ viết thật, nhưng vẫn chưa hoàn hảo.

Kính đeo mắt đã xuất hiện từ rất lâu

 

Đến thời kỳ sau Thiên Chúa, nhà Toán học Claudius Ptolemaeus nghiên cứu thêm về quang học cho vấn đề này.

Tiếp đến là một người Ả Rập đã viết một cuốn sách nói rõ thêm về sự phản chiếu và phương cách có thể tăng thêm thị lực. Cuối cùng là nhà Thiên văn kiêm nhà Toán học người Hà Lan, Willebrord Snell đã cho in ra một bộ sách 5 tập viết về Quy luật Khúc Xạ Ánh Sáng.

Nguồn gốc thú vị của mắt kính

 

Dần dần trong thế kỷ 13, người ta nghiên cứu thêm và chế tạo ra nhiều cặp kính tiện lợi hơn để gắn thẳng vào mắt. Hiện thời, tại Tu Viện San Nicolo (gần Vênedig) còn giữ những cặp kính đầu tiên của nhân loại.

Cặp mắt kính có gọng đầu tiên (chỉ là sợi dây buộc vào đầu) xuất hiện ở cuối thế kỷ 16 và các nhà truyền giáo từ Tây Ban Nha đã mang cặp kính này sang Á châu. Cứ như thế, lịch sử của cặp kính đeo mắt đã kéo dài đến 500 năm.

3. Cấu tạo của kính mắt

Cấu tạo của kính mắt gồm 3 phần chính: Gọng và tròng, giá đỡ.

Gọng kính làm bằng kim loại hoặc plastic (cứng hoặc dẻo), phần cuối được uốn cong để lên vành tai, gần hai tròng có hai miếng đệm cao su (hoặc nhựa), để gác lên hai sống mũi.

Cấu tạo của kính mắt gồm nhiều bộ phận cấu thành

Tròng kính được làm bằng plastic cứng thay cho thủy tinh được sử dụng trước đó. Plastic có các đặc tính tốt hơn thủy tinh như tránh nguy hiểm do các mảnh vỡ, xác định được độ chính xác hơn (cho các tật khúc xạ), với tiêu chuẩn tốt hơn hầu hết các loại thủy tinh. Nhẹ hơn tròng bằng thủy tinh, có thể làm cho tròng kính mỏng hơn tùy kĩ thuật.

Hiện nay có rất nhiều loại tròng kính khác nhau

 

Tròng kính có nhiều loại khác nhau như: Loại chống tia cực tím (tia UV), loại chống trầy xước và loại kính có cả hai đặc tính trên. Tròng kính được gắn vào gọng nhờ một sợi dây cước trắng và gọng được xiết chặt giữ hai tròng kính nhờ hai con đinh vít.

4. Công dụng của các mẫu kính mắt hiện nay

Kính thuốc

Kính thuốc là những mẫu kính dùng để điều chỉnh tật khúc xạ. Cụ thể hơn, những loại kính này có khả năng bẻ cong ánh sáng đi vào mắt để giảm bớt ảnh hưởng của các tình trạng như cận thị, viễn thị hoặc loạn thị.

Khi mắt bị cận thị, viễn thị hoặc loạn thị, hãy đo mắt để biết chính xác thông số độ cận, viễn, loạn. Từ đó có thể lắp đúng kính giúp cải thiện tầm nhìn cho mắt.

Kính thuốc sẽ giúp chữa được các bệnh về mắt

 

Vài năm gần đây, kính thuốc đã tích hợp thêm một số tính năng mới. Chẳng hạn như: Đổi màu, chống ánh sáng xanh, chống tia UV,... Để đáp ứng nhu cầu của con người.

Kính chống bụi

Đây là loại kính thường được sản xuất từ chất liệu Polycarbonate có độ bền và khả năng chịu đựng tốt.

Ngoài việc bảo vệ cho mắt tránh bụi bẩn, kính chống bụi còn giúp cho mắt không bị mỏi và nhức khi làm làm việc ngoài trời, tăng khả năng quan sát hơn.

Kính chống bụi sẽ giúp bảo vệ mắt bạn tránh khỏi những tác hại do bụi bẩn gây ra

 

Kính chống tia UV

Như tên gọi, kính có khả năng chống tia UV trong ánh nắng mặt trời khi tiếp xúc nhiều với mắt. Bởi tia UV có thể dẫn đến nhiều bệnh về mắt như: Đục thủy tinh thể, suy hoại võng mạc, thoái hóa điểm vàng và là một trong những nguyên nhân có thể gây nên mù lòa.

Chính vì công dụng mà kính chống tia UV mang lại mà ngày nay, nhu cầu con người khi chọn lựa mắt kính chống tia UV từ ánh sáng mặt trời ngày càng cao.

Kính chống tia UV sẽ bảo vệ mắt bạn tránh khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời

Nguồn: internet

Nguồn gốc kính đeo mắt là gì, Các loại mắt kính nào bạn nên sở hữu